Quản lý cấp trung là ai? Nhiệm vụ và kỹ năng của Middle Manager

Quản lý cấp trung giữ vai trò quyết định trong sự thành bại của Doanh nghiệp. Do đó, nâng cao kỹ năng và kiến thức cho vị trí này là rất quan trọng. Doanh nghiệp muốn hoạt động và đạt kết quả tốt thì việc phân cấp nhân viên là điều rất cần thiết. Vậy nhà quản trị cấp trung là ai và họ có vai trò như thế nào trong Doanh nghiệp?

Quản lý cấp trung là bộ phận bao gồm các nhà lãnh đạo trung gian
Nhà quản trị cấp trung đóng vai trò quan trọng trong tổ chức

Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung (Middle manager) là bộ phận bao gồm các nhà lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn quản lý cấp cao và ở trên những quản lý cấp thấp. Bộ phận này là cánh tay đắc lực của quản lý cấp cao trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và vận hành hệ thống quản lý.

Các nhà quản lý cấp trung thường là trưởng các phòng ban, giám đốc các xưởng sản xuất nhỏ hay tổ trưởng tổ kỹ thuật bao gồm những nhà quản lý chung, giám đốc chi nhánh, giám đốc khu vực và các giám đốc bộ phận. Đây được xem là bộ phận trung gian liên kết các quản lý cấp cao với nhân viên cấp dưới.

► Xem thêm: 3 yếu tố tạo ra một người quản lý cấp trung giỏi

Nhiệm vụ của nhà quản lý cấp trung

  • Tổ chức, triển khai và thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các cán bộ cấp cao đối với nhân viên cấp dưới.
  • Cầu nối liên lạc giúp truyền đạt thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới.
  • Nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của họ.
  • Quản lý nhân sự, quản lý công việc trong bộ phận.
  • Phân công từng nhiệm vụ công việc cho các nhân viên trong bộ phận quản lý.
  • Cung cấp thông tin hoặc là người đồng hành, tư vấn, tham mưu.

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp trung

Kỹ năng cần có của nhà quản lý cấp trung

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Khả năng giao tiếp, ứng phó và thực hiện thay đổi là kỹ năng cơ bản của các nhà quản trị cấp trung. Họ thường là người kiểm soát phản ứng của nhân viên đối với việc thay đổi môi trường làm việc để đưa ra sự động viên cần thiết giúp việc thay đổi được diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, họ còn được đào tạo bài bản để giúp nhân viên chuẩn bị tinh thần và có khả năng xử lý quá trình thay đổi của môi trường làm việc.

Kỹ năng giao tiếp

Nhà quản lý cấp trung cần khả năng giao tiếp tốt

Không phải bất cứ ai giỏi giao tiếp cũng đều thành công. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những người thành công đều giỏi giao tiếp. Thực tế, kỹ năng giao tiếp đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cán bộ lãnh đạo cấp trung. Họ cần báo cáo kế hoạch với cấp trên, truyền thông tin cho cấp dưới. Bởi vì chuỗi thông tin liên lạc diễn ra theo hai chiều lên xuống, do đó, chỉ số EQ cao và kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu.

Kỹ năng báo cáo

Một nhà quản lý cấp trung cần minh bạch giữa công việc, kết quả công việc đội nhóm của bạn. Do đó, những bài báo cáo trong các buổi họp cần phải phù hợp với các dự đoán, đề mục được yêu cầu để đánh giá trung thực công việc của nhóm bạn.

Biết thiết lập và đạt được mục tiêu

Bạn cần có khả năng đánh giá sự ưu tiên và các kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng chỉ số đánh giá hiệu suất công việc (KPIs) của mình. Bạn cũng được mong đợi sẽ nâng cao KPIs cho đội nhóm của mình và xác định các nhu cầu đào tạo, hoặc những hỗ trợ khác để nhân viên đáp ứng được chỉ số này.

Quản lý cấp trung cần biết thiết lập và được các mục tiêu cho tổ chức

Kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề

Trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, cán bộ lãnh đạo cấp trung cần phải có khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất. Điều này đòi hỏi họ phải thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo và có khả năng tư duy logic để có thể đưa ra các quyết định chính xác và xử lý kịp thời các vấn đề cấp bách.

Quản trị nhân sự

Quán trị nhân sự tốt sẽ giúp cho nhà quản trị cấp trung xây dựng đội nhóm hiệu quả, duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên cấp dưới. Từ đó giúp nâng cao sự đóng góp của họ và phát triển bền vững cho tổ chức.

Ngoài ra, khả năng quản lý nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp nhà quản lý cấp trung thấu hiểu rõ khó khăn và nhu cầu của nhân viên, từ đó xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và tích cực. Để làm được điều này, người quản lý cần thực hiện việc đối xử công bằng, lắng nghe ý kiến, công nhận và khen thưởng với nhân viên cấp dưới.

Nhà quản lý MMM cần đổi mới và update kỹ năng mỗi ngày

Sự đổi mới trong kỹ năng

Khả năng đổi mới là kỹ năng mà bất cứ nhà quản lý giỏi nào cũng phải có. Đây là điều làm nên sự khác biệt giữa Doanh nghiệp của bạn và đối thủ. Nhà quản lý cấp trung không chỉ tìm kiếm cách thức làm việc mới mà còn phải thử nghiệm và đánh giá cách thức đó.

► Xem thêm: 3 nhóm khung năng lực của quản lý cấp trung

Cơ hội và thách thức với nhà quản trị cấp trung

Vai trò của các nhà quản lý trong tổ chức đóng một phần quan trọng không nhỏ, là đầu mối kết nối quan trọng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp dưới. Vì thế, ở vị trí này có nhiều cơ hội phát triển, song song với đó họ cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Hãy xem những cơ hội và thách thức đó là gì dưới đây:

Cơ hội và thách thức cho nhà quản lý cấp trung

Cơ hội

  • Có cơ hội xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp duối.
  • Qua việc tham gia và thực hành trực tiếp với các nhà lãnh đạo cấp cao, họ sẽ tận dụng cơ hội này để phát triển các kỹ năng quản lý, kiến thức và tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Thách thức

  • Trước những áp lực từ phía lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp trung phải biết cân nhắc và điều tiết quan hệ với cả bộ phận quản lý và nhân viên cấp dưới. Nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và chỉ tiêu được hoàn thành đúng thời hạn, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp từ cả hai phía.
  • Phải đối mặt với những thay đổi trong quá trình quản lý, họ cần phải thích nghi nhanh chóng và linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách.
  • Trong nhiều trường hợp, người quản trị cấp trung cấp phải thực hiện nhiều nhiệm vụ vượt ngoài chuyên môn và kinh nghiệm cá nhân của họ. Với sự hạn chế về thời gian và nguồn lực, họ phải đối mặt và giải quyết đồng thời nhiều công việc ưu tiên cùng lúc.

Hy vọng rằng sau bài viết này các bạn có thể biết được nhiệm vụ, kỹ năng và những cơ hội thách thức của nhà quản lý cấp trung trong một tổ chức. Để giúp nâng cao nâng lực quản lý cho lãnh đạo cấp trung, các bạn có thể tham khảo ngay khóa học nâng cao năng lực quản lý cấp trung tại Học viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *