Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng mềm quan trọng, việc bạn lắng nghe tốt sẽ tác động đến hiệu quả công việc và chất lượng mối quan hệ với người khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về tầm quan trọng và cách cải thiện khả năng lắng nghe giúp bạn rèn luyện tốt hơn.
Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung chú ý để tiếp nhận và hiểu thông điệp của người khác chủ động, không chỉ qua lời nói mà còn qua ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc. Quá trình lắng nghe bao gồm việc chú ý người khác nói để đưa ra phản hồi tích cực, tôn trọng và không phán xét.
Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
Hiểu được tầm quan trọng kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành người lắng nghe tốt hơn, hình thành thói quen giao tiếp hiệu quả và áp dụng hiệu quả vào cuộc sống của mình. Dưới đây là một số lợi ích của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, bao gồm:
- Xây dựng mối quan hệ: Biết lắng nghe người khác đang nói sẽ thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác, giúp xây dựng lòng tin và phát triển mối quan hệ lâu dài với nhau. Ngoài ra, lắng nghe chân thành sẽ giúp ngăn sự hiểu lầm giữa đồng nghiệp với nhau.
- Giải quyết vấn đề: Khi tập trung lắng nghe người khác, bạn có thể hiểu rõ vấn đề, quan điểm và cảm xúc đôi bên với nhau. Nhờ vậy, hai bên sẽ có thể cùng quan điểm để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp.
- Tiếp nhận thông tin cụ thể: Người nghe thường tương tác chặt chẽ với người nói, đặc biệt khi người nói đang cung cấp hướng dẫn, giới thiệu quy trình cụ thể hoặc chia sẻ thông tin quan trọng. Trách nhiệm của họ là ghi nhớ chi tiết và sau đó truyền đạt thông tin đó cho nhiều người khác.
- Học hỏi được nhiều kiến thức: Bằng cách lắng nghe những lời khuyên, hướng dẫn từ người cố vấn hoặc giám sát, bạn có thể học được những kiến thức mới để phát triển bản thân trong phạm vi của mình.
Cách nâng cao khả năng lắng nghe tích cực
Chú ý
Giao tiếp là sự tương tác qua lại với nhau, việc mất tập trung vào cuộc trò chuyện bởi môi trường xung quanh có thể gây khó khăn cho việc giao tiếp và tạo ra cảm giác không thoải mái cho đối phương.
Vì thế, hãy dành sự ý hoàn toàn cho người nói và tiếp nhận thông điệp bằng cách:
- Nhìn trực tiếp vào người nói
- Gạt bỏ những suy nghĩ gây mất tập trung
- Đừng chuẩn bị tinh thần phản bác người nói
- Loại bỏ sự phân tâm bởi các yếu tố môi trường. Ví dụ như bật nhạc chuông điện thoại, nói chuyện riêng,…
Thể hiện bạn đang lắng nghe
Cách để người nói thấy bạn đang tập trung lắng nghe hiệu quả là sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ như:
- Thỉnh thoảng gật đầu những gì người khác hỏi
- Mỉm cười và sử dụng các biểu cảm khác trên khuôn mặt
- Tư thế trong lúc lắng nghe thoải mái và cởi mở
- Khuyến khích người nói tiếp tục bằng những câu trả lời ngắn gọn như “ừ, ok”
Phản hồi tích cực
Những giả định, phán đoán và niềm tin có thể làm sai lệch những thông tin mà bạn đang lắng nghe. Vì thế, là người người nghe, vai trò của bạn phải hiểu những gì người đối diện đang nói và bạn phải suy ngẫm đưa ra các phản hồi.
Ví dụ đặt câu hỏi để làm rõ một số điểm “Bạn có ý kiến gì khi nói rằng quan điểm …. là đúng?” hoặc “Đây phải là ý của bạn không?”
Biết cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là cách thể hiện sự quan tâm và lắng nghe đối phương trong cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, nghệ thuật trong việc đặt câu hỏi là bạn cần đặt những câu hỏi thể hiện sự đồng tình và tò mò. Điều này sẽ khuyến khích người nói chia sẻ nhiều hơn và làm sáng tỏ chủ đề đang thảo luận.
Ví dụ: “Thực sự có phải vậy không?”; “Đúng như vậy không?“; “Còn gì nữa không?”, “Tại sao?”; “Cảm giác ra sao?”.
Không phán xét
Không ai muốn chia sẻ câu chuyện với một người luôn áp đặt suy nghĩ của mình, phán đoán người khác và yêu cầu họ phải đồng tình mà không tôn trọng quan điểm riêng của họ.
Hãy kiểm soát cái tôi cá nhân trong giao tiếp, không lúc nào tự cho rằng quan điểm của mình là tuyệt đối đúng. Vì vậy, để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả, mỗi người cần phải duy trì một tư duy tích cực, cởi mở, khách quan và có khả năng nhìn xem mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau.
Những lỗi thường gặp khi lắng nghe trong giao tiếp
Ngắt lời người nói
Khi người khác đang nói tuyệt đối không nên ngắt lời, điều này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu và mất hứng để tiếp tục truyền tải thông điệp đầy đủ. Hãy để đối phương có đủ không gian và thời gian để nói, trình bày và bạn cần tập trung vào việc lắng nghe thấu hiểu hơn.
Chỉ ngồi im và lắng nghe nội dung
Lắng nghe không phải là việc ngồi im trong khi mọi người xung quanh đang thảo luận về một chủ đề nào đó. Kiếu lắng nghe bị động sẽ khiến bạn không cô đọng được bất cứ điều gì người khác truyền tải. Mặc dù việc im lặng có thể giúp tăng cường sự tập trung vào người nói, nhưng quá trình lắng nghe đòi hỏi tư duy cởi mở để tiếp thu thông tin chân thành, hiểu và đưa ra những phản hồi phù hợp.
Giả vờ lắng nghe
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp mọi người tỏ ra đang lắng nghe người khác nhưng thực chất là đang để tâm trí ở chỗ khác, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ và rất dễ bị phát hiện,
Ví dụ, trong một cuộc họp với sếp trình bày về dự án cuối năm cho quý 4 sắp tới, nhưng trong đó có 1 thành viên không tập trung lắng nghe và đã bị sếp thấy và hỏi rằng “Nãy giờ bạn A có hiểu những gì tôi đã đề cập với mọi người trong phòng chưa?” thì lúc này bạn A không trả lời được vì không tập trung lắng nghe những gì sếp truyền tải trước đó, điều này ảnh hưởng tới chất lượng công việc của nhóm.
Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống và công việc. Người biết lắng nghe sẽ xây dựng mối quan hệ tốt hơn và cách để bạn kết nối, học hỏi và phát triển bản thân. Để nâng cao khả năng lắng nghe, các bạn có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp hiệu quả chỉ trong 2 ngày tại Học Viện PMS. Đăng ký ngay để nhận được thông tin chương trình và ưu đãi hấp dẫn dành cho Học viên mới.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS