Kỹ năng lãnh đạo nhóm rất cần thiết cho bất kỳ ai muốn thăng tiến lên vị trí lãnh đạo trong sự nghiệp của mình. Chúng cho phép bạn điều phối nhóm, đưa ra quyết định, giao tiếp hiệu quả và còn nhiều hơn thế nữa. Trên thực tế, quản lý đội nhóm hiệu quả sẽ góp phần vào thành công và sự phát triển nghề nghiệp của bạn, từ đó đem lại giá trị cho công ty.
Bạn hiểu thế nào về kỹ năng lãnh đạo nhóm?
Kỹ năng lãnh đạo nhóm không chỉ là việc chỉ huy mà còn là nghệ thuật truyền cảm hứng, kết nối và phát triển. Một người đứng đầu nhóm (trưởng nhóm, team leader, group leader,..) giỏi sẽ định hướng, tạo động lực và khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng nhau đạt được mục tiêu chung của nhóm và tổ chức.
Các kỹ năng để lãnh đạo một đội nhóm không thể ngày 1 ngày 2 hay tự nhiên mà có được, chúng phải qua quá trình học hỏi, rèn luyện, nhìn nhận và đúc kết kinh nghiệm qua khoảng thời gian nhất định mới có được.
Tầm quan trọng của người lãnh đạo nhóm
Lãnh đạo nhóm là yếu tố then chốt đối với bất kỳ tổ chức nào hướng đến thành công. Các nhà lãnh đạo nhóm đóng vai trò quan trọng, họ tận dụng các kỹ năng lãnh đạo của họ để nuôi dưỡng sự phát triển của nhóm, nâng cao kỹ năng quản lý và dẫn dắt nhóm của họ hướng tới các mục tiêu chung.
Trong số các phong cách lãnh đạo nhóm khác nhau, lãnh đạo phục vụ nổi bật vì tính hiệu quả của nó. Phong cách này liên quan đến việc các nhà lãnh đạo ưu tiên nhu cầu của nhóm hơn nhu cầu của chính họ, trao quyền cho các thành viên và thúc đẩy sự hợp tác. Xem xét sự phức tạp của lãnh đạo nhóm, việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp là rất quan trọng.
15 kỹ năng lãnh đạo đội nhóm cần có của người đứng đầu nhóm
Với vai trò là một nhà lãnh đạo nhóm, trưởng nhóm, bạn phải trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể lãnh đạo nhóm của mình hiệu quả, đồng thời phát triển những kỹ năng này ngày càng tốt hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày 15 kỹ năng lãnh đạo nhóm để bạn có thể điều hành mọi hoạt động kinh doanh cho các thành viên trong nhóm của minh.
Tầm nhìn chiến lược
Là một người đứng đầu, bạn phải có một tầm nhìn chiến lược phát triển bền vững trong tương lai, nhưng tầm nhìn phải phù hợp với định và mục tiêu của công ty. Với tầm nhìn đó, người lãnh đạo nhóm phải truyền đạt thông tin rõ ràng này xuống với đội ngũ nhân viên để mọi người đều có thể hiểu và đi đúng hướng.
Tổ chức, phân công nhiệm vụ
Sẽ rất lộn xộn nếu người đứng đầu nhóm không biết cách sắp xếp và tổ chức công việc hiệu quả, bởi họ phải chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, phân bổ và kiểm soát tiến độ công việc của các thành viên trong nhóm.
Một điều cần lưu ý, bạn đứng đầu một nhóm không có nghĩa bạn phải đảm nhận mọi công việc, bạn phải có sự nhìn nhận và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mỗi thành viên trong nhóm của mình, để có thể phân bổ công việc phù hợp với năng lực của họ. Nhờ việc phân bổ công việc phù hợp, nhân viên sẽ nâng cao tự giác, trách nhiệm về những công việc mình, từ đó phát huy hết sở trưởng chuyên môn của mình.
Cởi mở
Sự cởi mở của một người lãnh đạo trong team sẽ mang lại cảm giác cho các thành viên trong nhóm khi họ có những thắc mắc, khó khăn hay những câu hỏi cần được giải đáp từ trưởng nhóm của mình. Việc cởi mở này sẽ tạo ra sự đồng cảm giữa người lãnh đạo và nhân viên, khuyến khích mọi người hỗ trợ lẫn nhau, điều này sẽ thúc đẩy tinh thần đoàn kết và hiệu suất trong cả nhóm.
Trí tuệ cảm xúc (EQ)
Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc của một người đứng đầu trong nhóm là khả năng họ có thể hiểu và làm chủ cảm xúc của chính họ và những thành viên khác trong nhóm. Người có EQ tốt thường là những người lãnh đạo đội nhóm giỏi, vì họ có thể hiểu họ đang cảm thấy những gì? Cảm xúc của họ tác động đến người khác như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Người lãnh đạo có được những nhận thức về cảm xúc và kết hợp với các kỹ năng sống sẽ có thể ảnh hưởng tới người khác một cách tích cực, đây là phẩm chất quan trọng cần có của người lãnh đạo đội nhóm.
Lắng nghe và đồng cảm
Một người lãnh đạo nhóm giỏi sẽ lắng nghe các thành viên trong nhóm của mình. Điều này cho phép sự tin cậy trong khi tạo ra bầu không khí làm việc hỗ trợ, nơi mọi người đều cảm thấy được coi trọng và tôn trọng. Nhờ vậy, các thành viên trong nhóm sẽ luôn biết rằng họ có thể đến với bạn nếu họ mắc bất kỳ lỗi nào hoặc họ cần hướng dẫn.
Trao quyền công việc
Các nhà lãnh đạo nhóm hiệu quả sẽ biết cách chia sẻ quyền lãnh đạo thông qua việc phân công nhiệm vụ. Việc phân công một số nhiệm vụ cho các thành viên nhóm đáng tin cậy và phù hợp để thực hiện công việc đó, nhờ vậy mà người lãnh đạo tập trung vào việc cải thiện chức năng và năng suất tại nơi làm việc.
Xem thêm: Top 10 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Quản lý các thành viên trong đội nhóm
Là một trưởng nhóm, bạn phải biết cách làm việc với đội ngũ nhân viên trong nhóm của mình. Bạn phải điều phối, hướng dẫn và khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm thực hiện công việc hiệu quả hướng tới mục tiêu chung.
Để làm được điều này, nhà lãnh đạo nhóm cần phải quan sát thái độ, phong cách làm việc của từng người, để từ đó có những điều chỉnh và phân bổ công việc phù hợp với điểm mạnh của họ.
Giải quyết vấn đề và ra quyết định kịp thời
Chắc hẳn các lãnh đạo nhóm đã từng gặp nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn trong công việc và bắt buộc họ phải giải quyết những vấn đề đó và đưa ra quyết định phù hợp. Ví dụ như, lịch trình triển khai đào tạo inhouse tại một doanh nghiệp A bị chậm tiến độ triển khai, lúc này leader nhóm cần bình tĩnh và xem xét nguyên nhân nào gây ra tình trạng chậm trễ này, đồng thời họ cần phải tìm ra các phương án giải quyết kịp thời để tránh tình trạng mất đi sự uy tín của doanh nghiệp và không ảnh hưởng tiêu cực đến các thành viên trong nhóm khi họ làm việc.
Có thể nói rằng, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định là hai kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo nhóm, nhờ đó mà người khác sẽ luôn đánh giá cao bạn là một người đứng đầu tài giỏi.
Thiết lập kế hoạch
Với vai trò là một người đứng đầu nhóm, bạn thử đặt ra một câu hỏi “nếu không có kế hoạch cho nhóm thì điều gì sẽ xảy ra?”. Làm việc gì cũng vậy, nếu không có kế hoạch thì tất cả mọi người sẽ rất bị mất định hướng, không biết mình làm gì trong công việc kế cả cuộc sống. Chính vì thế, người lãnh đạo cần phải biết lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng thì nhân viên sẽ thực hiện hiệu quả hơn, nhờ vậy người leader dễ dàng kiểm soát công việc và điều phối mọi người đi đúng với mục tiêu đã đặt ra.
Quản lý tốt thời gian
Thông thường, trách nhiệm của người đứng đầu nhóm là thiết lập thời hạn cho các dự án tổ chức. Kỹ năng quản lý thời gian cho phép người đứng đầu xác định thời điểm nhóm cần hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và cách duy trì năng suất để đạt được mục tiêu của dự án.
Với khả năng quản lý thời gian hiệu quả, trưởng nhóm cũng có thể làm việc trên nhiều dự án cùng lúc và sắp xếp ngày làm việc của mình để xử lý trách nhiệm công việc trong khi vẫn có thể họp với các bộ phận khác.
Giao tiếp
Giao tiếp trong làm việc nhóm rất quan trọng, bao gồm việc truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục, thúc đẩy sự tin tưởng và tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Giao tiếp không chỉ là truyền đạt thông tin cho người khác, mà nó còn bao gồm cả việc lắng nghe tích cực, đồng cảm với mọi thành viên trong nhóm.
Xây dựng mối quan hệ đội nhóm tích cực
Các nhà lãnh đạo nhóm hiệu quả sẽ đưa nhóm của mình lại gần nhau hơn bằng cách khuyến khích sự hợp tác và tạo điều kiện cho các mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa các nhân viên. Khi các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau, họ sẽ làm việc cùng nhau tốt hơn và năng suất hơn.
Phản hồi tích cực
Các nhà lãnh đạo nhóm giỏi thường đưa ra phản hồi mang tính xây dựng cho các thành viên trong nhóm liên quan đến hiệu suất làm việc của họ. Điều này giúp nhân viên tự đánh giá vai trò của họ trong nhóm và tìm ra các điểm cần cải thiện trong quá trình làm việc. Việc cung cấp phản hồi tích cực cũng giúp tất cả các thành viên trong nhóm tập trung vào mục tiêu chung, thúc đẩy sự cạnh tranh tích cực với nhau.
Tôn trọng các thành viên trong team
Để trở thành một người lãnh đạo nhóm giỏi, hãy luôn dành cho nhóm của bạn sự tôn trọng và tin tưởng mà bạn mong đợi họ dành cho bạn. Việc xây dựng lòng tin và tinh thần đoàn kết với nhóm của bạn đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực qua từng ngày.
- Hãy ưu tiên nói lời cảm ơn với các thành viên trong nhóm khi họ làm tốt công việc và công nhận một cách công khai.
- Chủ động yêu cầu ý kiến và ý tưởng từ các thành viên trong nhóm, không bao giờ áp đặt quyết định lên bất kỳ ai.
- Luôn ghi nhận công lao cho người xứng đáng, không bao giờ nhận hết công lao về mình.
- Luôn đưa tinh thần teamwork lên hàng đầu.
Cố vấn
Sự khác biệt chính giữa một nhà lãnh đạo nhóm và một nhà quản lý nhóm là sự cố vấn. Một nhà lãnh đạo sẽ giúp các thành viên trong nhóm của mình phát triển và thăng tiến sự nghiệp thông qua sự cố vấn hiệu quả cho nhân viên những phương án, cách giải quyết cho một vấn đề phức tạp nào đó. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo nhóm phải suy nghĩ vượt ra ngoài bản thân, tập trung vào thành công của nhóm và khả năng phát triển lâu dài của tổ chức.
Tóm lại
Tại Học Viện PMS, các chương trình đào tạo lãnh đạo của chúng tôi được thiết kế để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý nhóm và thúc đẩy các kỹ năng quản lý hiệu quả. Chúng tôi tập trung vào việc giúp Học viên tham gia xác định phong cách lãnh đạo vốn có của họ và hiểu tác động của nó đối với nhóm của họ. Các chương trình của chúng tôi kích thích sự phát triển lãnh đạo thông qua các bài tập tình huống thực tế nhằm cải thiện hành vi lãnh đạo nhóm.
Các nhà lãnh đạo nhóm có thể tham khảo chương trình đào tạo dưới đây:
Đây là hai chương trình về đào tạo nhóm làm việc, bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số chương trình đào tạo về kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp, giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Nếu có nhu cầu tìm hiểu các chương trình khác, vui lòng xem tại đây.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS