Kỹ năng là khái niệm thường được nhắc đến nhiều trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này tại trường học, nơi làm việc và cả ngay tại gia đình của mình. Người được trang bị tốt kỹ năng thường giải quyết các công việc của mình cách dễ dàng hơn. Vậy trên thực tế, bản chất của kỹ năng là gì? Có những kỹ năng nào cần trang bị dành cho bạn? Hãy cùng PMS tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Kỹ năng là gì?
Kỹ năng (skills) là một khả năng, kiến thức, năng lực mỗi người được trang bị để thực hiện các hành động một vấn đề nào đó. Các kỹ năng có thể được nâng tầm thông qua việc trải nghiệm cuộc sống và học hỏi hàng ngày. Có nhiều loại kỹ năng khác nhau, cụ thể kỹ năng thường được chia thành các loại như:
- Kỹ năng cứng (Hard skills): Đây là những yếu tố thường gắn liền trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, có thể dễ dàng đo lường hoặc đào tạo. Ví dụ như: Kỹ năng lập trình, kiến thức về tài chính, kỹ năng thiết kế đồ họa.
- Kỹ năng mềm (Soft skills): Là một thuật ngữ để tách biệt với kỹ năng cứng, nó thường liên quan đến các kỹ năng như: thuyết trình, tư duy tích cực, giải quyết vấn đề. Kỹ năng mềm giúp cá nhân kiểm soát được nhiều khía cạnh của cuộc sống và công việc.
- Kỹ năng lao động (Labor skills): Là những công việc thường xảy ra trong môi trường lao động. Đó có thể bao gồm kỹ năng vận hành thiết bị, quản lý máy móc hoặc các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể như may vá, nấu nướng…
- Kỹ năng sống (Life skills): Điều này rất cần thiết để phát triển cá nhân trong thời kỳ hiện nay. Một số tiêu biểu như: kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả.
- Kỹ năng con người (People skills): Là khả năng nhạy bén và xử lý tốt các tình huống liên quan đến sự tương tác giữa người với người như kỹ năng lắng nghe, khả năng làm việc nhóm, và khả năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn.
- Kỹ năng xã hội (Social skills): Nó liên quan đến khả năng tương tác và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực. Điều này có thể bao gồm khả năng kết nối với người khác, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xây dựng cộng đồng…
Những loại kỹ năng này có thể dễ tiếp cận hơn với một nhóm người cụ thể nhờ vào sự khéo léo và thông minh của họ.
Trên thực tế, kỹ năng của mỗi cá nhân khác nhau có thể đo lường được bằng cách thực hiện các bài kiểm tra, các doanh nghiệp thường dùng điều này như những tiêu chí hàng đầu cho công tác tuyển dụng. Và tất nhiên, các công việc khác nhau sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau. Vậy cụ thể có những loại skill nào? Cùng tìm hiểu ngay phần tiếp theo nhé!
2. Các loại kỹ năng thiết yếu nhất bạn cần trang bị
2.1 Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng còn được coi là khả năng nghiệp vụ kỹ thuật. Đó có thể là kiến thức cơ bản liên quan đến một ngành nghề hoặc công việc cụ thể. Có thể hiểu, kỹ năng dùng để đo lường trình độ chuyên môn, thứ hạng bằng cấp và các chứng chỉ khác.
Kỹ năng cứng giúp bạn xác định sự phù hợp đối với công việc, dưới đây là danh sách các kỹ năng cứng:
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng Marketing
- Kỹ năng viết lách
- Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Kỹ năng thiết kế đồ họa
- Kỹ năng lập trình
- Kỹ năng sử dụng máy tính
- Kỹ năng quản lý dự án
2.2 Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là những khả năng phi kỹ thuật, chúng liên quan đến cách bạn làm việc và tương tác với người khác. Những kỹ năng mềm phổ biến thường bao gồm khả năng giao tiếp, sự tự tin trong công việc… Đo lường điều này thường khó đo lường hơn so với kỹ năng cứng bởi chúng liên quan đến hành vi cụ thể của từng các nhân. Dẫu vậy, kỹ năng mềm là thứ quan trọng đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải trang bị để hỗ trợ công việc được phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng đàm phán thương lượng
- Tư duy tích cực
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Tinh thần làm việc
- Chính trực
- Đáng tin cậy
- Khả năng thích ứng
- Nghiên cứu
- Sáng tạo
- Linh hoạt
2.3 Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khả năng của một người có thể đối mặt và xử lý các tình huống xảy ra trong thường nhật. Loại kỹ năng này được tích lũy một cách gián tiếp vào nhận thức của từng người. Đây cũng được xem như bản bản lĩnh của cá nhân trước những tình huống gặp phải khó khăn hay thử thách. Sau đây là một số ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng sống:
- Kỹ năng tự vệ
- Khả năng thích ứng với môi trường xung quanh
- Kỹ năng quản lý ngân sách gia đình
- Kỹ năng sơ cứu khẩn cấp
- Kỹ năng vệ sinh, dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa
3. Ví dụ một số công việc trong các loại kỹ năng khác nhau
3.1 Kỹ năng lãnh đạo và quản lý
- Huấn luyện
- Ra quyết định
- Ủy quyền
- Ngoại giao
- Phỏng vấn
- Tạo động lực
- Quản lý con người
- Xây dựng chiến lược
3.2 Kỹ năng tổ chức
- Thiết lập mục tiêu
- Quản lý dự án
- Xây dựng thời gian biểu
- Lập kế hoạch chiến lược
- Quản lý thời gian
3.3 Kỹ năng phân tích
- Tư duy phản biện
- Phân tích dữ liệu
- Báo cáo số liệu
- Nghiên cứu
- Xử lý sự cố
3.4 Kỹ năng dành cho sinh viên
- Có trách nhiệm
- Phân tích thông tin
- Giao tiếp
- Nền tảng kỹ thuật số
- Trí tưởng tượng
- Sáng tạo
- Tổ chức
- Đặt câu hỏi
- Đọc viết tài liệu
- Quản lý thời gian
3. Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng của bản thân
Việc rèn luyện kỹ năng một cách đúng hướng giúp bạn gặt hái được nhiều lợi ích trong cuộc sống và công việc. Khi kỹ năng được phát triển giúp bạn mở ra thêm nhiều cơ hội mới. Dưới đây là 9 bước thực hiện để cải thiện kỹ năng:
- Xác định các kỹ năng thế mạnh của bạn
- Liệt kê các kỹ năng bạn muốn cải thiện.
- Lựa chọn phương pháp đầu tư để phát triển kỹ năng.
- Thiết lập mục tiêu và mốc thời gian.
- Tìm kiếm người cố vấn.
- Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu.
- Học hỏi từ người khác.
- Theo dõi và đánh giá tiến trình.
- Tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng.
3.1 Xác định các kỹ năng thế mạnh của bạn
Việc đầu tiên cần làm là bạn xác định bản thân đã có những kỹ năng gì. Đó có thể là kỹ năng mềm, kỹ năng cứng hay một loại kỹ năng nào khác… Xác định thế mạnh là cách nhìn nhận để bạn hiểu rõ bản thân mình hơn. Qua đó có ý thức cải thiện và biết tận dụng, phối hợp các kỹ năng với nhau.
3.2 Liệt kê các kỹ năng bạn muốn cải thiện
Một số kỹ năng có yêu cầu khá cao, tức là bạn cần dành nhiều sự nỗ lực để trang bị được loại kỹ năng đó. Vì vậy, việc tiếp theo bạn cần làm là xác định được những kỹ năng nào phù hợp, cần thiết với công việc của bạn. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng công sức bỏ ra để rèn luyện là xứng đáng. Hãy liệt kê danh sách các kỹ năng bạn cần cải thiện để công việc được thực hiện hiệu quả.
3.3 Quyết định đầu tư để phát triển kỹ năng
Bây giờ, bạn hãy tự hỏi bản thân – lý do bạn cần phát triển loại kỹ năng này (là danh sách bạn đã liệt kê ở bước trước)? Lợi ích gì sẽ mang lại cho bạn? Điều gì sẽ phải đánh đổi? Bạn có sẵn sàng đầu tư công sức, thời gian, chi phí để phát triển kỹ năng này hay không?
Khi bạn tự mình trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ biết tự mình quyết định thực hiện điều gì!
3.4 Thiết lập mục tiêu và mốc thời gian
Khi bạn nhìn nhận thế mạnh của mình tại bước đầu tiên, cũng đồng nghĩa với việc bạn nhìn thấy mình còn chưa tốt ở điểm nào. Đừng lảng tránh điều đó, hãy đối mặt và đánh giá khả năng cải thiện một cách thực tế. Tiếp theo hãy xây dựng mục tiêu, lịch trình và mốc thời gian cụ thể để rèn luyện và phát triển.
3.5 Tìm kiếm người cố vấn
Hãy cố gắng để mở rộng mối quan hệ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để gặp gỡ, giao lưu và có cơ hội kết nối với nhiều người. Qua sự tiếp xúc, bạn có thể làm quen với những người thành công trong cùng lĩnh vực và nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn trong lĩnh vực mà muốn phát triển kỹ năng cho bản thân.
3.6 Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu.
Sau khi đã xác định được mục tiêu, các cột mốc và người hướng dẫn, Bạn cần có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để đạt được chúng. Điều này có thể bao gồm việc chia nhỏ quá trình thành từng hạng mục các công việc cần thực hiện, các sáng kiến và các thực hiện.
3.7 Thực hành kỹ năng
Tự mình tập luyện và thực hành là cách nhanh nhất để thành thạo một kỹ năng cụ thể. Quá trình tự trải nghiệm giúp bản thân mỗi người rút ra được bài học chi tiết, hiểu rõ hơn về bản chất của kỹ năng đó.
Thường xuyên thực hành cũng giúp cá nhân mỗi người tự tin hơn khi gặp tình huống tương tự ngoài thực tế. Hỗ trợ xây dựng các thói quen tốt và tăng cường tính kỷ luật cho bản thân.
3.8 Theo dõi và đánh giá tiến trình
Đánh giá và theo dõi tiến trình là một công việc hết sức quan trọng của việc phát triển các kỹ năng. Nó thể hiện được việc bạn đang làm có mang lại hiệu quả hay không. Và xác định được các đặc điểm bạn cần cải thiện. Ở đây, PMS có một số lời khuyên dành cho bạn như sau:
- Đừng chỉ biết đến kết quả không thôi, hãy tập trung vào quy trình, nơi bạn xác định học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm thực tế.
- Đừng ngại đối mặt với thất bại. Vì khi thất bại là lúc bạn đang trưởng thành hơn trước đó.
- Muốn phát huy kỹ năng cần có sự nỗ lực và kiên nhẫn.
3.9 Tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng
Một trong những cách chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện vì những giá trị của công việc này mang lại. Việc tham gia các chương trình đào tạo chính là cơ hội lớn giúp bạn hiểu rõ và trang bị các kỹ năng một cách nhanh chóng và bài bản.
Qua những khóa học, bạn được nhận những kinh nghiệm từ chuyên gia – giảng viên là những người đi trước. Chương trình đào tạo cũng là nơi mang đến cho bạn môi trường thực hành chuyên nghiệp, tài liệu học tập đầy đủ và cả cơ hội mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp khác.
Tự tin là một trong những Học viện đào tạo kỹ năng hàng đầu Việt Nam – Học viện PMS chúng tôi luôn mang đến cho bạn những khóa học chất lượng với chi phí ưu đãi nhất.
Một số Chương trình đào tạo kỹ năng phổ biến tại Học Viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS:
- Khóa Học Quản Trị Rủi Ro
- Khóa Học Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Và Triển Khai Công Việc Hiệu Quả
- Khóa Học Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
- Khóc Học Quản Lý Cấp Trung
- Khóa Học Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản
- Khóa Học Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định
- Khóa Kỹ Năng Giao Tiếp
- Khóa Học Kỹ Năng Lãnh Đạo
- Khóa Học Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả
- Khóa Học Tư Duy Tích Cực
- Khóa Học Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột, Mâu Thuẫn
4. Phân biệt 3 khái niệm Kiến thức – Kỹ năng – Khả năng
Bảng tổng quan cách phân biệt giữa Khả năng, kiến thức, kỹ năng là:
Đặc điểm | Kiến thức | Kỹ năng | Khả năng |
Định nghĩa | Sự hiểu biết, thấu hiểu vấn để của một cá nhân. | Sự trang bị, có kinh nghiệm giải quyết một sự việc trong thực tế. | Những công việc mà một cá thể, tổ chức có thể làm được. |
Tính chất | Có thể học tập, tích lũy theo thời gian. | Có thể được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo và rèn luyện. | Có thể được có sẵn nhờ bẩm sinh. |
Mối quan hệ | Kiến thức là nền tảng để tạo nên kỹ năng. Kỹ năng là yếu tố quan trọng để phát triển khả năng. | Khả năng là thứ quyết định đến việc vận dụng dụng tốt kỹ năng. | |
Ví dụ | Am hiểu lịch sử, toán học, biết nhiều thứ tiếng. | Giao tiếp tốt, quản lý thời gian hiệu quả. | Sáng tạo, tư duy logic có khả năng lãnh đạo. |
Qua bài viết này, PMS hy vọng đã cung cấp cho bạn cách hình dung được bản chất kỹ năng là gì? Hiểu rõ hơn về cách rèn luyện và phát triển kỹ năng một cách bài bản. Chúng tôi cũng giúp bạn phân biệt giữa 3 khái niệm kiến thức, khả năng, kỹ năng nhằm giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc này.
Cũng đừng quên tìm hiểu các khóa học thú vị tại PMS để phát triển các kỹ năng dành cho bạn cách hiệu quả nhé!
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS